lmht chuyen nghiep 1 - Góc nhìn: Lowkey Esport và cuộc đua đốt tiền của LMHT chuyên nghiệp

Góc nhìn: Lowkey Esport và cuộc đua đốt tiền của LMHT chuyên nghiệp

Trong khi chưa thể xây dựng được nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai, thì những mặt xấu của nó lại đang liên tục bị phô bày ra một cách phũ phàng trong thời gian gần đây. Chỉ 2 tháng sau kỳ CKTG 2019, 2 trong số 24 team LMHT chuyên nghiệp có mặt tại giải đã rơi vào khủng hoảng.

Sau scandal của GRIFIN, làng LMHT thế giới lại tiếp tục có dịp xôn xao với với vụ việc tổ chức Lowkey Esports NA nợ lương game thủ. Tổ chức thể thao điện tử đến từ Bắc Mỹ đang đứng trên bờ vực phá sản. Họ đã phải giải tán rất nhiều team Esports ở các chi nhánh khác nhau trên thế giới.

lowkey esports no luong - Góc nhìn: Lowkey Esport và cuộc đua đốt tiền của LMHT chuyên nghiệp
Lowkey Esports bị tố nợ lương tuyển thủ và nhân viên trong hai tháng cuối năm 2019, trong đó riêng nợ đội LMHT chuyên nghiệp – Lowkey Vietnam là 1,3 tỷ – 1,5 tỷ

Nguyên nhân ban đầu được cho là do định hướng phát triển sai lầm của tổ chức Lowkey Esports. Họ thành lập hoặc đứng ra tài trợ, mua lại hàng loạt đội tuyển thuộc nhiều bộ môn khác nhau.

Mặc dù là một tổ chức mới, nhưng Lowkey đã nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi của mình. Họ đã giành được nhiều thành công ở nhiều bộ môn thể thao điện tử khác nhau.

Việc một tổ chức tên tuổi như Lowkey Esports rơi vào bĩ cực khiến nhiều người đặt ra câu hỏi lớn về phương án vận hành của các team Esports hiện nay. Đặc biệt là tại Việt Nam, nơi khái niệm “chuyên nghiệp” vẫn vô cùng mập mờ.

LMHT chuyên nghiệp – cuộc chơi tiền tỷ may rủi

Con số 1.5 tỷ đồng mà tổ chức Lowkey Esport đang nợ team LMHT chuyên nghiệp của mình mới chỉ là khoản nợ lương trong 2 tháng. Như vậy làm một phép tính nhỏ, có thể thấy khoản tiền họ chi ra trong 1 năm có thể lên tới khoảng 10 tỷ đồng. Đó là còn chưa kể đến các chi phí như Gaming House, chuyển nhượng…

Thực tế thì Lowkey Esports cũng là 1 trong những team LMHT chuyện nghiệp hàng đầu Việt Nam. Nếu lấy con số 10 tỷ của họ mốc thì có thể mường tượng ra mức đầu tư khổng lồ mà các tổ chức khác đang ném vào LMHT chuyên nghiệp Việt Nam. Hiện tại, ngoài GAM Esports, các tổ chức khác đều đang phải bù lỗ cho team LMHT của mình.

10 tỷ cũng số tiền mà cựu quản lý của Sky Gaming Daklak đã nhận được khi chuyển giao đội tuyển cho tổ chức Team Flash. Có thể hiểu đây chính là số chi phí mà anh đã bỏ ra để vận hành, duy trì team trong 1 năm trước đó.

LMHT chuyên nghiệp kiếm tiền bằng cách nào?

Nguồn thu truyền thống của tất cả các đội Game chuyên nghiệp là tiền thưởng. Tham gia và giành được thứ hạng cao tại các giải đấu, họ có thể kiếm được rất nhiều tiền.Trong năm 2019, GAm Esports kiếm được 400tr từ chức vô địch VCS. Tại CKTG, họ tiếp tục kiếm thêm hàng trăm triệu (chưa được thống kê). RIOT cũng có chính sách chia sẻ lợi nhuận dành cho các đội tham dự giải đấu của họ.

Con số trên có vẻ không thấm vào đâu. Tuy nhiên thực tế nó lại kéo theo danh tiếng cho đội. Và các đội LMHT chuyên nghiệp sử dụng danh tiếng của mình để kiếm tiền. Các thương hiệu lớn luôn sẵn lòng chi tiền đề tài trợ cho những cái tên có độ phủ rộng. Ngoài ra các đội còn có nguồn thu rất lớn đến từ quảng cáo và Live stream.

Thành tích trên sân đấu càng cao, cơ hội kiếm tiền càng lớn. Mức tăng theo cấp số nhân, và lợi nhuận dồn cả vào những đội đứng đầu. Tuy nhiên để có thành tích đó, các đội top đầu cũng phải chi ra số tiền rất lớn. Điển hình, GAM Esports đã bỏ ra tới hơn 1 tỷ VND chỉ để mua lại Levi từ JD Gaming. Mùa này họ tiếp tục chi thêm gần 1 tỷ cho Palette. Trong vòng nửa năm qua, GAM chính là đội tuyển bạo chi nhất trên thị trường chuyển nhượng.

lmht chuyen nghiep 1 - Góc nhìn: Lowkey Esport và cuộc đua đốt tiền của LMHT chuyên nghiệp
GAM chịu chi hàng tỷ đồng để duy trì vị thế và thành công của mình

Con đường chuyên nghiệp còn rất xa

GAM Esport là một trong những cái tên hiếm hoi của LMHT chuyên nghiệp Việt Nam có được nền tàng tài chính thực sự vững chắc. Nhờ thành công của những năm trước đó, họ có một lượng fan trung thành, đông đảo. Từ đó kiếm được những hợp đồng đầu tư và tài trợ tốt. Đồng thời với đó là các hoạt động kinh doanh cũng đem lại lợi nhuận cao cho team.

Ngoài ra, chỉ có Team Flash và EVOS là cũng đang được chống lưng bởi những tổ chức danh tiếng. Trước đó có cả … Lowkey Esport. Tuy nhiên thực tế của Lowkey đã chứng minh rằng các tổ chức Esport có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Việc tìm được một nhà tài trợ dám tham gia vào cuộc chơi mạo hiểm như LMHT chuyên nghiệp là không dễ. QG đã vô cùng chật vật nhưng vẫn không thể tìm được nhà tài trợ. Đấy là ngay cả khi đội tuyển này đang chơi ở VCS và được chống lưng bởi huyền thoại LMHT Việt QTV.

lmht chuyen nghiep 1 - Góc nhìn: Lowkey Esport và cuộc đua đốt tiền của LMHT chuyên nghiệp
Cách kêu gọi tài trợ vừa buồn vừa cười của QTV

Rõ ràng, con đường mà LMHT chuyên nghiệp cần đi vẫn còn rất dài.

 

$('a.register-btn').click(function(e) { e.preventDefault(); window.open('/index.html'); });